Header Ads Widget

Nhồi máu cơ tim

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, các bệnh tim mạch (CVD) cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người mỗi năm (chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu). Trong đó, nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim chiếm tỷ lệ gây tử vong nhiều nhất. Tìm hiểu về bệnh nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý này, từ có cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này tốt hơn.

1. Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Trong cấu tạo tim mạch, 2 nhánh động mạch vành lớn có vai trò cung cấp oxy cho cơ tim. Khi 1 trong các động mạch lớn hay các nhánh nhỏ bị tắc đột ngột sẽ dẫn một phần tim sẽ bị thiếu oxy. Tình trạng này được gọi là thiếu máu cơ tim.



Theo các chuyên gia, nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim. Bệnh nhồi máu cơ tim thuộc tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng và cần được xử lý càng nhanh càng tốt.

2. Danh sách triệu chứng nhồi máu cơ tim

- Khó thở.

- Đau hàm.

- Đau lưng.

- Đau đầu, chóng mặt.

- Buồn nôn.

- Nôn ói.

Lưu ý:

- Không phải ai cũng có dấu hiệu nhồi máu cơ tim giống nhau. Cơn đau thường có thể nhẹ và nhầm với những bệnh lý khác, bao gồm chứng khó tiêu.

- Phụ nữ có nhiều khả năng gặp phải một số triệu chứng khác, đặc biệt là khó thở, buồn nôn, đau lưng hoặc quai hàm.

3. Bệnh nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không? Danh sách các biến chứng nhồi máu cơ tim

Biến chứng của một cơn nhồi máu cơ tim thường rất nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng, cụ thể:

Rối loạn nhịp tim

Đây là tình trạng nhịp tim bất thường. Các loạn nhịp tim thường gặp là loạn nhịp trên thất bao gồm nhịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang, nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung nhĩ... và các loạn nhịp thất như nhịp nhanh thất, rung thất... Tồi tệ hơn, biến chứng này có thể khiến tim ngừng đập bất kỳ lúc này.

Các bloc nhĩ thất

Biến chứng này thường gặp được chia thành 3 mức độ khác nhau với độ 3 là bloc tim hoàn toàn, nhịp tim rất chậm kiểu nhịp thoát thất. Điều khiến biến chứng này trở nên vô cùng nguy hiểm là chúng xảy ra rất đột ngột và có khả năng gây tử vong cao.

(Xem thêm: http://taxionline.vn/)

Các biến chứng suy bơm

Mức nặng nhất của suy bơm là “sốc do tim”. Nếu huyết áp tâm thu dưới 90mmHg, người bệnh sẽ bị thiểu niệu, vô niệu, rối loạn ý thức, đầu chi nhợt, lạnh ẩm, toan huyết, có khi biểu hiện bằng thở chu kỳ (thở từng đợt ngắt quãng).

Các biến chứng cơ học

Các biến chứng cơ học bao gồm vỡ thành tự do tâm thất, thủng vách liên thất, phình thành thất/giả phình thành thất và hở van hai lá. Chúng thường xảy ra trong tuần lễ đầu sau khi người bệnh bị nhồi máu cơ tim. 

Các biến chứng huyết khối, thuyên tắc

Điều khiến các biến chứng này vô cùng nguy hiểm là gây nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim cao, dẫn đến hoại tử lan rộng hoặc thêm hoại tử cơ tim mới thuyên tắc đại tuần hoàn. Tình trạng sẽ tồi tệ hơn nếu người bệnh nằm quá lâu hoặc lạm dụng thuốc lợi tiểu.

Các biến chứng sớm khác

Trong các biến chứng sớm, đột tử là biến chứng nặng nề nhất. Biến chứng này xảy ra do vỡ tim (thường gặp hơn cả), các rối loạn nhịp tim, sốc do tim, thuyên tắc phổi khối lớn, thuyên tắc mạch vành ngay ở đoạn thân chung động mạch vành trái.

4. Các biến chứng muộn của nhồi máu cơ tim

- Hội chứng Dressler xảy ra muộn (ở tuần thứ 3 - 10), còn được gọi là hội chứng sau nhồi máu cơ tim, hội chứng sau tổn thương tim và hội chứng sau phẫu thuật màng ngoài tim.

- Sốt, đau ngực khi hít vào sâu. 

- Tăng bạch cầu.

- Phình thất. 

- Đau thắt ngực.

- Suy tim. 

- Viêm quanh khớp vai.

5. Làm thế nào để phòng tránh hoặc hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim tại nhà?

Ngày nay, với sự phát triển của y khoa, đến 80% các cơn đau tim và đột quỵ sớm có thể phòng ngừa được. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lưu ý rằng việc thực hiện lối sống lành mạnh cũng giúp giảm các biến chứng của nhồi máu cơ tim. 

Chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá và xung với lượng muối, đường và hạn chế tối đa việc sử dụng chất béo có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, rượu cũng nên được sử dụng trong chừng mực:

- Đối với nam giới: không quá 3 đơn vị rượu/ ngày

- Đối với nữ giới: không quá 2 đơn vị rượu/ ngày

Thực hiện hoạt động thể chất thường xuyên

Mỗi ngày, bạn nên dành tối thiểu 30 phút hoạt động thể chất. Bạn không cần phải tập các bài tập quá nặng, thay vào đó, đạp xe, đi bộ, aerobic… sẽ là những bộ môn không chỉ giúp duy trì thể lực tim mạch mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng quát. 

Tránh sử dụng thuốc lá

Thực tế, không chỉ những người hút thuốc lá mà ngay cả chỉ tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động cũng nguy hiểm với hệ tim mạch. Thế nhưng, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ bắt đầu giảm ngay lập tức sau khi một người ngừng sử dụng các sản phẩm thuốc lá và có thể giảm một nửa sau 1 năm.

6. Làm sao để phát hiện bệnh?

Nếu xuất hiện các triệu chứng như đau, cảm thấy có áp lực hoặc tức ngực, khó thở khi gắng sức hoạt động thể lực và hết sau khi ngồi nghỉ thì bạn đang có nguy cơ bị các bệnh tim mạch rất cao. Lúc này, bạn cần thực hiện tầm soát tim mạch ngay lập tức để kịp thời ngăn chặn hoặc có phương pháp kiểm soát tốt bệnh (nếu có). 

7. Các hạng mục cần thực hiện khi tầm soát sớm bệnh nhồi máu cơ tim và thiếu máu cơ tim

Dựa vào triệu chứng và thăm khám: Xem xét các dấu hiệu bất thường gần đây của người khám bệnh. Đồng thời, thực hiện tìm hiểu các yếu tố khác có ảnh hưởng đến hệ tim mạch như: tiền sử gia đình, đánh giá thể trạng, đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể… 

Đo điện tâm đồ ECG: Có tác dụng theo dõi hoạt động, tốc độ cũng như nhịp điệu của tim. 

Xét nghiệm máu: Xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thông qua các thông số xét nghiệm máu liên quan đến cholesterol (tốt/xấu) và triglyceride.

Siêu âm tim: Đánh giá cấu trúc và hoạt động của tim, từ đó có khả năng phát hiện ra các điểm bất thường trong cơ tim, van tim, nhịp đập và kích cỡ to bất thường.

Điện tâm đồ gắng sức: Người khám sẽ thực hiện các bài tập thể dục (đi bộ trên thảm lăn hoặc máy đạp xe tại chỗ) để cho thấy mức độ hoạt động của tim trong quá trình vận động thể lực.

8. Phương pháp điều trị và phòng ngừa biến cố

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Kiểm soát các yếu tố nguy cơ có vai trò rất quan trọng điều trị và phòng ngừa biến cố do nhồi máu cơ tim gây ra. Tốt nhất bạn nên vận động thường xuyên, ăn các thực phẩm có lợi cho tim mạch, tránh uống quá nhiều thức uống có cồn… và hoạt động khác theo chỉ định của bác sĩ. 

Uống thuốc phòng ngừa biến cố: Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim như aspirin (chống đông máu), thuốc chẹn beta (hạ huyết áp), thuốc ức chế men chuyển angiotensin (giúp hạ huyết áp và bảo vệ cơ tim)… Tuy nhiên để hạn chế tối đa các tác dụng phụ và giúp thuốc phát huy hiệu quả cao, bạn chỉ sử dụng khi được bác sĩ kê toa. 

Đặt stent mạch vành PCI: Đây là phương pháp điều trị các bệnh tim mạch phổ biến gây ra bởi hẹp động mạch vành. Đặt stent mạch vành PCI sẽ giúp phục hồi tưới máu động mạch vành. Tuổi thọ stent mạch vành PCI có thể từ 2 năm cho đến vĩnh viễn tùy theo loại stent được áp dụng.

Mổ bắc cầu CABG: Mổ bắc cầu CABG nối động mạch chủ đến động mạch vành sau chỗ hẹp để cung cấp máu đã oxy hóa đến cho khu vực cơ tim đang bị thiếu máu và đảm bảo lưu lượng máu nuôi tim. Nhờ đó cải thiện triệu chứng, giảm nhu cầu dùng thuốc và kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.

9. Cần làm gì khi bản thân hoặc người khác xuất hiện các triệu chứng nhồi máu cơ tim?

Nên:

- Dùng các thuốc được bác sĩ chỉ định nếu bản thân đã được chẩn đoán bị các bệnh tim mạch.

(Xem thêm - Nha khoa chất lượng cao: https://nhakhoathammyhanoi.com/)

- Gọi cấp cứu.

- Nếu bạn đã được học sơ cứu thì nên thực hiện ngay.

Không nên:

- Cố gắng sơ cứu nếu chưa được đào tạo vì có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn.

- Để cho người đang có triệu chứng lái xe vì nguy cơ gây ra tai nạn rất cao.

- Tự ý dùng các thuốc mà chưa được bác sĩ chuyên khoa cho phép

Bệnh nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm vì khả năng gây tử vong cao và để lại nhiều biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh hoặc giảm bớt các biến chứng bằng lối sống lành mạnh và thực hiện tầm soát tim mạch định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

TimMach.net