Header Ads Widget

Suy tĩnh mạch

Chiếm một tỷ lệ dân số đáng kể nhất là đối tượng nữ, bệnh có xu hướng tăng theo tuổi. Suy tĩnh mạch nếu không được điều trị sớm gây nhiều hậu quả ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, một số ít hậu quả có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

1. Bệnh suy tĩnh mạch là gì?

Suy van tĩnh mạch mạn là bệnh lý thường gây phù nề chi dưới, thay đổi da, và khó chịu do tăng áp lực tĩnh mạch chi dưới. Đây là bệnh lý phổ biến, gây giảm chất lượng cuộc sống, giảm năng suất làm việc.



Bệnh suy tĩnh mạch mạn bản chất có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên là bệnh thường xảy ra nhất là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp thường phải chịu áp lực lớn.

2. Bệnh học

Nguyên nhân suy tĩnh mạch mạn là do trào ngược hay tắc nghẽn dòng máu trong tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch mạn có thể tiến triển từ suy giảm chức năng của van tĩnh mạch. Trong tất cả trường hợp thì hậu quả đều là tăng áp lực tĩnh mạch chi dưới.

Rối loạn chức năng van tĩnh mạch nông thường là do suy yếu hay bất thường trong cấu trúc van hoặc giãn tĩnh mạch làm van tĩnh mạch không thể hoạt động tĩnh thường. Một số trường hợp, rối loạn chức năng van là do bẩm sinh hay cũng có thể là hậu quả của chấn thương, đứng lâu, thay đổi nội tiết tố, huyết khối.

Rối loạn chức năng tĩnh mạch sâu thường do huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó dẫn đến viêm, sẹo dính van và hẹp lòng mạch. Thủng van tĩnh mạch cho phép áp lực cao đi vào hệ thống tĩnh mạch nông dẫn đến giãn nở van, làm van tĩnh mạch nông không thể khép lại được.

Bất kể nguyên nhân gì thì áp lực tĩnh mạch tăng cao hậu quả là gây đau, phù và bệnh lý tĩnh mạch nhỏ. Một số bệnh nhân tăng sắc tố da vĩnh viễn do lắng đọng hemosiderin khi tế bào hồng cầu thoát ra ngoài mô xung quanh. Nhiều người cũng sẽ bị chứng xơ cứng da-mỡ, là tình trạng da dày lên do xơ hóa mỡ dưới da. Khi bệnh tiến triển, vi tuần hoàn bị xáo trộn, sự suy yếu của lớp da có thể hình thành loét.

3. Nguyên nhân và các yếu tố gây suy tĩnh mạch

Nguyên nhân suy van tĩnh mạch có thể chia thành nguyên nhân nguyên phát (70%) và thứ phát (30%).

Nguyên nhân nguyên phát thường do khiếm khuyết bẩm sinh hoặc thay đổi trong sinh hóa thành tĩnh mạch. Nghiên cứu cho thấy có sự giảm elastin, tăng tái cấu trúc chất nền ngoại bào và thâm nhiễm viêm. Những sự thay đổi này làm mất sự toàn vẹn của tĩnh mạch thúc đẩy sự giãn nở thành tĩnh mạch và suy chức năng van tĩnh mạch.

Nguyên nhân thứ phát do hậu quả của huyết khối tĩnh mạch sâu kích thích phản ứng viêm làm tổn thương thành tĩnh mạch. Dù nguyên nhân gì thì suy tĩnh mạch kéo dài cũng gây ra tăng áp lực tĩnh mạch. Nguyên nhân không thể thay đổi phổ biến nhất là giới nữ, hội chứng May-Thurner (tăng áp lực tĩnh mạch chậu không do huyết khối). Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm: hút thuốc, béo phì, thai kỳ, đứng lâu, huyết khối tĩnh mạch sâu và tổn thương tĩnh mạch.

Yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch chi dưới:

- Tuổi cao

- Tiền căn huyết khối tĩnh mạch chi dưới

- Lối sống tĩnh tại

- Sử dụng thuốc tránh thai

- Chấn thương ở chân

- Tăng huyết áp.

4. Triệu chứng nhận biết

4.1 Giai đoạn sớm

- Cảm giác khó chịu ở bắp chân, nặng chân, có khi có các cảm giác dị cảm kiến bò, nóng rát

- Chuột rút ở bắp chân thường xảy ra vào ban đêm

- Sưng phù xung quanh mắt cá chân, rõ vào buổi tối

- Giãn các mao mạch và tĩnh mạch nông ở chân

- Đau nhức , tê mỏi chân

- Các triệu chứng tăng lên vào chiều tối, sau khi đứng lâu và giảm sau khi ngủ dậy, sau nghỉ ngơi, kê chân cao, chườm lạnh...

4.2 Giai đoạn sau

- Hình thành huyết khối tĩnh mạch gây ra các triệu chứng:

Huyết khối tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau và có thể kèm theo đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây các biến chứng và hậu quả ảnh hưởng tới tính mạng.

Huyết khối tĩnh mạch sâu: Chân nóng, sưng đỏ, đau nhức nhối, ngứa, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát. Trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.

(Xem thêm: thuoc tang cuong he mien dich)

- Loạn dưỡng da chân: Da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc

- Loét chân: Xuất hiện các vết loét rất đau, ban đầu loét nông sau sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.

5. Biến chứng của suy tĩnh mạch mạn tính

Bệnh nếu không điều trị gây các biến chứng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và có thể là tính mạng:

- Huyết khối tĩnh mạch sâu

- Thuyên tắc phổi (tắc mạch máu ở phổi) nguy hiểm và gây tử vong cao

- Đau mạn tính và loét chân

- Phù mạch bạch huyết thứ phát.

6. Các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch

Bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn nên được điều trị tùy theo mức độ và bản chất của bệnh. Mục tiêu điều trị bao gồm: Giảm khó chịu, giảm phù, ổn định vẻ ngoài của da, loại bỏ giãn tĩnh mạch, điều trị vết loét (nếu có).

6.1 Điều trị nội khoa

Thay đổi thói quen sinh hoạt hạn chế đứng lâu hay ngồi lâu, tăng cường tập thể dục thể thao

Mang vớ áp lực: Đeo liên tục ban ngày hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề.

Dùng thuốc: Giảm đau, chống viêm, giảm đau, tăng vững bền thành mạch, tan cục máu đông...

Điều chỉnh cân nặng.

6.2 Chích xơ

Khi các giãn tĩnh mạch nhỏ và khu trú

6.3 Phẫu thuật

Cắt lấy bỏ các tĩnh mạch giãn, sửa van, tạo hình tĩnh mạch,......

Nguồn: TimMach.net