Header Ads Widget

Các bước trong niềng răng diễn ra như thế nào?

Khi tìm hiểu về phương pháp niềng răng, quy trình niềng diễn ra như thế nào luôn là mối quan tâm đầu tiên của các khách hàng. Vậy cụ thể các bước trong niềng răng được thực hiện như thế nào? Thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Khái quát về các phương pháp niềng răng

Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ chuyên dụng như mắc cài, dây cung, thun cố định hay khay niềng trong suốt để giúp răng có thể di chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Không chỉ giúp khắc phục các khiếm khuyết như răng lệch lạc, răng thưa hay thậm chí là những ca phức tạp như răng hô, móm,… niềng răng còn góp phần đảm bảo chức năng ăn nhai và hài hòa khớp cắn.

Trước những ưu điểm vượt trội mà niềng răng mang lại, không khó hiểu khi niềng răng dần trở thành phương pháp nắn chỉnh răng thông dụng nhất. Bên cạnh đó, trong thời điểm hiện nay khi y học đã đạt được những bước phát triển thông dụng, niềng răng không chỉ sử dụng loại mắc cài kim loại hay sứ truyền thống như ngày xưa mà hiện nay còn bổ sung thêm rất nhiều loại mắc cài đa dạng cho khách hàng lựa chọn như: Mắc cài tự buộc, mắc cài mặt lưỡi, mắc cài trong suốt Invisalign.

Các bước trong niềng răng diễn ra như thế nào?

Quy trình niềng răng là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả của ca niềng. Tuy nhiên cần lưu ý tùy vào từng trường hợp cũng như địa chỉ thực hiện niềng mà quy trình sẽ có sự thay đổi cho phù hợp.

Thông thường, quy trình này sẽ kéo dài từ 18 đến 24 tháng, tuy nhiên ở những trường hợp phức tạp sẽ đòi hỏi khoảng thời gian lâu hơn, đôi khi phải mất đến hơn 3 năm. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân cũng có thể sẽ trải qua nhiều bước khác nhau. Dưới đây là quy trình niềng răng cơ bản bạn có thể tham khảo:

2.1. Thăm khám, tư vấn chi tiết tình trạng răng
Giai đoạn này còn gọi là tiền chỉnh nha, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-quang, lấy dấu mẫu hàm để kiểm tra tình trạng cụ thể cũng như mức độ sai lệch của răng.

Từ những thông tin thu thập được, bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác về trường hợp của bạn cũng như tư vấn các thông tin về phương pháp điều trị thích hợp cũng như thời gian và chi phí cụ thể.

2.2. Lên phác đồ điều trị tổng quát
Trước khi bắt đầu niềng răng, khách hàng cần phải có một hàm răng khỏe mạnh. Trước tiên, bác sĩ có thể điều trị ổn định một số loại bệnh lý (nếu có) như: Sâu răng, viêm tủy, viêm nướu hay viêm nha chu. Bởi nếu không được điều trị các loại bệnh lý kể trên, quá trình niềng răng của bạn sẽ trở nên tương đối khó khăn đồng thời có thể kéo theo các tổn thương về răng miệng như sâu răng, vỡ răng. Do đó, ở trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bạn tạm dừng quá trình niềng răng để ưu tiên thực hiện các biện pháp điều trị tổng quát trước tiên.

2.3. Tiến hành gắn khí cụ niềng răng đối với từng trường hợp cụ thể
Đối với loại niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ chỉ định các loại khí cụ cần đeo phù hợp tùy vào tình trạng răng. Với những trường hợp hàm bị hẹp thì bác sĩ có thể chỉ định nong hàm hoặc đeo khí cụ nới rộng nong hàm để chuẩn bị cho công đoạn tách kẽ, gắn khâu tiếp theo.

2.4. Bắt đầu gắn mắc cài
Giai đoạn gắn mắc cài đánh dấu cột mốc bạn chính thức bước vào quá trình niềng răng. Mắc cài được gắn cố định trên thân răng, dây cung nằm trên rãnh mắc cài có tác dụng tạo ra lực để nắn chỉnh răng từng bước theo kế hoạch điều trị.

2.5. Tái khám theo định kỳ
Thông thường, cứ khoảng 1 tháng thì bệnh nhân sẽ quay lại tái khám với bác sĩ 1 lần. Lúc này, bác sĩ cũng sẽ có sự điều chỉnh dây cung và mắc cài sao cho hợp lý. Ngoài ra, thời gian đeo niềng sẽ rơi vào khoảng từ 18 đến 24 tháng tùy vào từng trường hợp nên việc tái khám có thể sẽ mất nhiều thời gian. Do đó, bạn đừng nên mất kiên nhẫn mà nên tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.

2.6. Gỡ mắc cài, duy trì kết quả
Sau khi răng trên từng hàm đã dàn đều và về đúng vị trí như mong muốn. đồng thời khớp cắn hai bên hàm đều đạt được sự cân đối, nếu người bệnh hài lòng về kết quả thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài, dây cung. Tuy nhiên, để duy trì kết quả sau niềng, khách hàng cũng sẽ được chỉ định đeo hàm duy trì kết quả. Hàm duy trì sau niềng có thể là khay nhựa trong suốt hoặc hàm kim loại cố định. 

Tùy vào tình trạng răng của bạn mà bác sĩ sẽ yêu cầu thời gian đeo hàm duy trì. Trung bình, khoảng 6 tháng sau khi tháo niềng, bạn cần đeo hàm duy trì liên tục, khoảng từ 20 đến 22h/ngày và chỉ tháo tạm khi ăn, nhai hoặc khi vệ sinh răng miệng. Riêng đối với những trường hợp người có hàm răng yếu, thời gian đeo hàm duy trì cũng sẽ lâu hơn, thậm chí có trường hợp cần đeo vĩnh viễn để đạt kết quả lâu dài.

>>> Xem thêm: 
https://nhakhoathuyanh.com/han-rang-va-tram-rang-co-khac-nhau-khong-nha-khoa-thuy-anh/